Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Cuộc “thay máu” của nội các Anh
Sau gần 26 năm phục vụ trong Hạ viện và bốn năm cầm trịch tại Bộ Ngoại giao, Ngoại trưởng Uy-li-am Ha-gơ, chính khách kỳ cựu rất có uy tín cả trong nước lẫn trên trường quốc tế đã tuyên bố từ chức. Quyết định từ chức của ông Ha-gơ đã mở đầu cho cuộc “thay máu” chiến lược của đảng Bảo thủ cầm quyền khi chỉ còn 9 tháng nữa là đến kỳ tổng tuyển cử.

 


Cuộc “thay máu” chiến lược

 

Trong một thông tin đăng tải trên trang mạng xã hội Twitter được hãng tin Reuters đưa lại, Ngoại trưởng Uy-li-am Ha-gơ viết: “Tôi xin từ chức ngoại trưởng sau 4 năm để đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Hạ viện. Đổi mới chính trị là điều tốt và việc giữ chức vụ nào đó không quá quan trọng". Quyết định từ chức của ông Ha-gơ có hiệu lực ngay lập tức.

 


Ngoại trưởng Anh Uy-li-am Ha-gơ khi còn đương chức. (Ảnh: Reuters) 

 

Sinh năm 1961, ông Ha-gơ đã từng theo học tại trường Đại học Ô-xphót và Trường Quản trị kinh doanh. Sự nghiệp chính trị của ông lên như “diều gặp gió” sau khi ông được bầu vào Hạ viện trong một cuộc bầu cử bổ sung vào năm 1989. Năm 1995, Uy-li-am Ha-gơ được bổ nhiệm làm Quốc vụ khanh xứ Uên cho đến năm 1997 khi đảng Bảo thủ thất bại trong cuộc tổng tuyển cử. Sau đó ông được bầu làm lãnh đạo Đảng Bảo thủ từ năm 1997 đến 2001.

 

Trong thời gian này, ông Ha-gơ đã góp phần tăng cường mối gắn kết giữa Luân Đôn với các nền kinh tế mới nổi, mở rộng mạng lưới ngoại giao, thúc đẩy xuất khẩu của Anh... Cách đây 4 năm, ông Ha-gơ được bổ nhiệm là người đứng đầu Bộ Ngoại giao Anh. Vai trò của ông đã được các đồng nhiệm trên thế giới tán thưởng khi ông có những phát biểu đúng lúc, phù hợp về các vấn đề từ U-crai-na, I-rắc đến Ni-giê-ri-a và mấy ngày qua là I-xra-en với cuộc tấn công Dải Ga-da của người Pa-le-xtin.

 

Sau gần 26 năm phục vụ trong Hạ viện và bốn năm cầm trịch tại Bộ Ngoại giao, ông Ha-gơ được Thủ tướng Đa-vít Ca-mơ-rôn khen ngợi “là một trong những ngọn đèn dẫn đường của đảng Bảo thủ trong suốt một thế hệ”, “không chỉ là một Ngoại trưởng hàng đầu thế giới mà còn là người bạn thân thiết và người cố vấn thông thái”. Thủ tướng Ca-mơ-rôn cho biết ông Ha-gơ vẫn tiếp tục làm việc với tư cách là lãnh đạo Hạ viện Anh và làm cấp phó không chính thức trong đảng Bảo thủ cho Thủ tướng Ca-mơ-rôn cho đến khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử dự kiến được tổ chức vào tháng 5-2015.

 

Trong khi đó, ông Ha-gơ bày tỏ vui mừng khi tiếp tục được làm việc với tư cách là lãnh đạo Hạ viện và có thể tham gia chiến dịch vận động cho các ứng cử viên đảng Bảo thủ trên cả nước. Cựu Ngoại trưởng này cho biết, sau cuộc tổng tuyển cử vào năm tới, ông sẽ quay lại với công việc viết sách, đồng thời tiếp tục hỗ trợ đảng Bảo thủ và vận động cho các hoạt động quốc tế.

 

Người thay ông Uy-li-am Ha-gơ đảm nhiệm chức vụ Ngoại trưởng Anh là Bộ trưởng Quốc phòng Phi-líp Ham-mơn. Đây được được coi là một quyết định táo bạo của Thủ tướng Ca-mơ-rôn. Ông Ham-mơn, 58 tuổi, từng học tại trường công ở Ét-xếch trước khi theo học chính trị và triết học tại Đại học Oxford. Mặc dù có xuất phát điểm khiêm tốn hơn so với nhiều đồng nghiệp, song ông Ham-mơn lại được cho là một trong những thành viên giàu có nhất trong nội các nhờ thành công trong các lĩnh vực kinh doanh nhiều ngành nghề trước khi trở thành nghị sĩ khu vực Răn-ni-mết và Uây-bri-giơ năm 1997.

 

Đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Quốc phòng từ tháng 10-2011, ông Ham-mơn được đánh giá là một nhà quản lý "ấn tượng" khi tiến hành các đợt cắt giảm mạnh ngân sách, chuẩn bị cho sự rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan và thực hiện chương trình tinh giản biên chế lớn ở Bộ Quốc phòng mà không phải đối mặt với quá nhiều phản ứng tiêu cực. Ông Ham-mơn cũng từng nêu quan điểm thẳng thắn rằng ông sẽ bỏ phiếu ủng hộ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) nếu "ngôi nhà chung" này không có những cải cách triệt để.

 

Giới quan sát nhận định, việc ông Ha-gơ rời bỏ chức vụ Ngoại trưởng để sang lãnh đạo Hạ viện và ngồi vào ghế Ngoại trưởng là ông Ham-mơn là một phần trong kế hoạch “thay máu” sâu rộng trong bộ máy nội các của Thủ tướng Đa-vít Ca-mơ-rôn trước thềm tổng tuyển cử vào năm sau.

 

Chiến dịch “lấy lại lòng tin”

 

Theo AP, sự thay đổi nhân sự trong chính quyền Thủ tướng Ca-mơ-rôn lần này diễn ra sâu rộng hơn so với dự đoán khi có đến 12 vị trí được thay đổi nhằm đảm bảo thắng lợi của đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử sắp tới. Truyền thông Anh cho rằng động thái này nhằm mở đường cho các chính trị gia trẻ tuổi và tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia nội các. Điều đó cũng phản ánh những ưu tiên trong chiến dịch vận động tranh cử nhiệm kỳ hai của ông Ca-mơ-rôn.

 

Cuộc cải tổ nội các mà Thủ tướng Ca-mơ-rôn tiến hành dù bất ngờ nhưng là điều tất yếu và cần thiết trong bối cảnh đảng Bảo thủ đang phải nỗ lực hết sức giành lại thế trận trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.

 

Sau nhiều năm chịu tác động chung của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Anh đang có những dấu hiệu khởi sắc với tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp giảm, tăng trưởng kinh tế được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo đạt 3,2% trong năm 2014, cao gần gấp rưỡi mức trung bình 2,2% của các nước thành viên OECD. Báo cáo "Triển vọng kinh tế thế giới" của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hồi tháng 4 vừa qua cũng đánh giá Anh là quốc gia sẽ đạt thành tích kinh tế tốt nhất trong số các nền kinh tế phát triển.

 

Tuy vậy, Anh vẫn đang tiếp tục phải thực hiện chính sách khắc khổ, trong khi chất lượng sống của người dân nhìn chung bị giảm sút đáng kể. Sự bất bình của cử tri Anh đối với Chính phủ của Thủ tướng Ca-mơ-rôn không chỉ thể hiện ở kết quả cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 5 vừa qua khi liên minh cầm quyền giữa đảng Bảo thủ và đảng Dân chủ Tự do (LibDem) để mất hàng trăm ghế vào tay Công đảng đối lập và đảng Độc lập Anh (UKIP). Các cuộc biểu tình, đình công thu hút sự tham gia của hàng triệu người làm công ăn lương, phản đối chính sách cắt giảm chi tiêu của chính phủ diễn ra liên tục.

 

Trên mặt trận đối ngoại, đặc biệt là quan hệ với EU, Thủ tướng Ca-mơ-rôn cũng đang đứng trước thách thức lớn. Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu diễn ra hồi tháng 5 với chiến thắng vang dội cho một đảng có quan điểm chống EU như UKIP buộc ông Ca-mơ-rôn cũng phải thể hiện một lập trường cứng rắn hơn với liên minh này nếu muốn giành thêm sự ủng hộ của những cử tri "hoài nghi châu Âu". Giới phân tích cho rằng nội các mới của ông Ca-mơ-rôn có xu hướng thiên về các chính trị gia ủng hộ Anh tách khỏi EU.

 

Vì lẽ đó, việc thay đổi một loạt nhân sự cấp cao của Thủ tướng Ca-mơ-rôn không chỉ giúp chính phủ của ông lấy lại lòng tin của cử tri mà còn có thêm sức mạnh để giành lại quyền lực từ Brúc-xen cũng như tái thương lượng về mối quan hệ với EU.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cuộc đối đầu giữa Nga và Ukraine bên ngoài chiến tuyến (20-05-2024)
    Nhìn lại an toàn hàng không Iran sau vụ trực thăng chở Tổng thống Raisi gặp nạn (20-05-2024)
    Vụ rơi trực thăng chở Tổng thống Iran: Động thái của ông Putin (20-05-2024)
    Chân dung Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong vụ rơi trực thăng (20-05-2024)
    Jordan kêu gọi điều tra tội ác chiến tranh ở Gaza, miền bắc Israel bị tấn công (20-05-2024)
    Sự thực tiêm kích F-16 xuất kích tấn công Vovchansk (20-05-2024)
    Ông Zelensky nói về tình hình Kharkiv, Nga cảnh báo mở rộng vùng đệm an ninh (18-05-2024)
    Hungary và Serbia cam kết tăng cường quan hệ trong bối cảnh căng thẳng khu vực (18-05-2024)
    Quốc hội Croatia phê chuẩn Chính phủ mới do Thủ tướng đương nhiệm đứng đầu (18-05-2024)
    Nhật Bản: Gấu tấn công cảnh sát đang tìm kiếm người mất tích trong rừng (18-05-2024)
    Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực (16-05-2024)
    Patrior sẽ lập tức bị phá hủy nếu được đưa tới Kharkiv? (16-05-2024)
    Ông Putin tuyên bố quan hệ Nga – Trung không nhằm chống lại ai (16-05-2024)
    Vụ ám sát Thủ tướng Slovakia mang động cơ chính trị rõ rệt (16-05-2024)
    Tổng thống Ukraine hoãn mọi lịch công du nước ngoài trước đà tiến của lực lượng Nga (16-05-2024)
    Chuyện gì đang xảy ra ở Bộ Quốc phòng Nga? (16-05-2024)
    Tình hình căng thẳng, Tổng tư lệnh quân đội Ukraine ra chiến trường (15-05-2024)
    Chân dung tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong (15-05-2024)
    Pháp và Hàn Quốc tăng viện trợ quân sự cho Ukraine (14-05-2024)
    Mỹ cam kết gói viện trợ mới giúp Ukraine thay đổi cục diện (14-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Vì sao ông Putin và nước Nga sẽ "đứng vững" sau lệnh trừng phạt của Mỹ? (17-07-2014)
    Ukraine rút quân khỏi Luhansk (16-07-2014)
    Trung Quốc: Nổ xe bus, 34 người thương vong  (16-07-2014)
    Nga - Trung dốc sức tăng tầm ảnh hưởng tại ‘sân sau’ của Mỹ (16-07-2014)
    Hé lộ năm sự thật bí hiểm về tổ chức “Nhà nước Hồi giáo“ (16-07-2014)
    Mỹ, Đức phối hợp tác chiến “đánh” Nga? (16-07-2014)
    Châu Phi nếm trái đắng từ thương nhân Trung Quốc (15-07-2014)
    Cộng đồng quốc tế vẫn đánh giá tích cực vai trò của Mỹ (15-07-2014)
    Gaza chìm trong khói lửa (15-07-2014)
    Tin mới nhất vụ đánh bom sân bay Trung Quốc (15-07-2014)
    Sợ Mỹ bị ve vãn, Nhật muốn nhiều hơn một lời hứa (15-07-2014)
    Chiến lược kép của Putin ở Ukraine? (15-07-2014)
    Do thám Đức, CIA theo dõi… tình báo Nga? (14-07-2014)
    Trung Quốc tranh phần với Nga ở Bắc Cực: Không dễ! (14-07-2014)
    Ngoại trưởng Mỹ có đem lại lối thoát cho cuộc bầu cử Afghanistan? (14-07-2014)
    Nga sắp trả đũa Ukraina bằng vũ lực? (14-07-2014)
    Mỹ đã hết kiên nhẫn với Trung Quốc? (14-07-2014)
    5 lý do khiến Trung Quốc không có bạn bè (13-07-2014)
    Mỹ đang đặt cược bao nhiêu vào Biển Đông? (13-07-2014)
    Bóng ma 'chiến binh Hồi giáo' ở Đông Nam Á (13-07-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153187907.